Củ Gừng
Còn có tên gọi khác là sinh khương, can khương, bào khương. Tên tiếng Anh là Zingiber (Anh), tiếng Pháp là Gingembre, Amome des Indes. Tên khoa học là Zingiber officinale Rose, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Gừng là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Nó thuộc cây thân thảo, cao khoảng 1m. Thân rễ nạc, phát triển thành củ, phân nhánh xòe ra giống hình bàn tay, màu vàng nhạt, có mùi thơm cay. Lá mọc so le, hình mác, có gân giữa hơi trắng nhạt, không có cuống, khi vò lá có mù thơm.
Trụ hoa dài khoảng 20cm, mang cụm hoa hình bông, mỗi cụm có nhiều hoa mọc sít nhau. Hoa màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, nhị cũng màu tím. Đài hoa dài 1cm, có 3 răng ngắn, 3 cành hoa dài 2cm. Quả mọng.
Cây được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, trong đó Nhật Bản là nước trồng gừng nhiều nhất thế giới và được xem như một loại cây gia vị. Ở Việt Nam, cây được trồng khắp cả nước, từ vùng núi đến đồng bằng để lấy củ.
Một số tác dụng cửa gừng như:
- Chữa cảm cúm, đau đầu, ngạt mũi; Chữa tiêu chảy, sôi bụng đau thắt: Dùng 20g gừng nướng, giã nát, rang và bọc vào miếng vải, đắp lên rốn, để trong 2-3 giờ.
- Chữa tay chân lạnh, mạch yếu muốn tắt: Cho 12g sinh khương và 12g bán hạ, đun lấy nước uống.
- Điều trị cảm sốt, đau mỏi khắp người: Lấy gừng tươi giã nát, xào cùng một chút rượu trắng rồi đánh gió khắp người, xát vào chỗ đau mỏi, làm 2 lần trong ngày.
- Trị hen suyễn: Lấy 15g sinh khương, 35g bán hạ chế sắc cùng 3 bát nước cho đến khi còn 2 bát, chia ra uống 3 lần trong ngày.
- Giảm đau, kháng viêm: Giã nát củ gừng tươi đã rửa sạch, hãm lấy nước uống, còn dùng bã gừng đắp lên, hoặc ngâm tay, chân vào nước gừng loãng mỗi tối trước khi ngủ 15-20 phút để chữa chứng viêm khớp.
Ngoài những công dụng trên, còn rất nhiều tác dụng khác trong nấu ăn như:
- Làm thịt đông lạnh tươi ngon: Chuẩn bị một thâu nước thả một ít gừng tươi đập dập vào để rả đông thịt, sẽ làm thịt tươi ngon trở lại.
- Khử mùi của vịt: Gừng giã nhỏ trộn với muối và rượu trắng chà xát bên ngoài miếng thịt giúp đánh tan mùi hôi của vịt.
- Giảm mùi tanh của cá: Khi làm cá đã sạch, bạn nên dùng hỗn hợp gừng và rượu trắng chà xát toàn thân cá giúp giảm mùi tanh của cá rất nhiều.
- Giảm mùi hôi thịt bò: Đầu tiên bạn nên nướng củ gừng rồi cạo sạch vỏ, băm nhuyễn rồi rắc lên thịt bò sẽ làm giảm mùi hôi bám trên thịt bò. Đặc biệt trong gừng có chất phân giải đạm nên làm cho thịt mềm và ngon hơn. Và đó là lý do món thịt bò không thể thiếu gừng.
Tuỳ vào điều kiện kinh tế mà quý khách lựa chọn cho mình loại thích hợp.
Nếu quý khách có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại:
0942.308.246 (Thúy) - 0946.838.469 (Linh)
- Sản phẩm hợp vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
- Giao hàng tận nơi theo yêu cầu, đúng thời hạn.
- Có thể free ship tuỳ vào địa điểm mà quý khách yêu cầu.